Đôi chút về “lớp vỏ” của ngôi nhà

 Đối với ngành Building Science ở xứ lạnh, lớp vỏ công trình là mảng được tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Ở Calgary và nhiều thành phố ở Canada, khi nói về building science, nhiều người mặc định đó là các công việc liên quan đến lớp vỏ bảo vệ ngôi nhà (tách biệt với các bộ môn như Điện, Thông gió, Kết cấu,…).

Với một ngôi nhà, lớp vỏ nói chung bao gồm mái, tường, các cửa sổ, cửa đi, sàn tầng hầm (đối với nhà có tầng hầm),..
Định nghĩa chính thức về lớp vỏ được hiểu như sau: Lớp vỏ công trình (building enclosure) là bộ phận của công trình ngăn cách môi trường bên trong (interior) và môi trường bên ngoài (exterior). Do đó lớp vỏ còn được gọi envinronmental separator.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của lớp vỏ là bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân bên ngoài như nắng, mưa, gió, nhiệt độ. Ngành Building Science chia chức năng bảo vệ của lớp vỏ công trình ra thành bốn loại chính: 1. Water/rain Control: Bảo vệ khỏi tác nhân Nước (nước mưa, nước do tuyết tan,…) 2. Airflow Control: Bảo vệ khỏi tác nhân Gió (sự di chuyển của các luồng không khí) 3. Thermal Control: Bảo vệ khỏi tác nhân Nhiệt (bảo gồm cả bị thoát nhiệt hay bị nung nóng) 4. Vapour Control: Bảo vệ khỏi tác nhân Hơi Nước.
Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy đủ các loại trên trong các bức tường hoặc mái của nhà mình. Một số cấu kiện có thể đóng nhiều vai trò bảo vệ. Đôi khi một số cấu kiện phối hợp với nhau để đảm bảo một vai trò bảo vệ nhất định (ví dụ như airflow control hoặc thermal control). Điều thú vị của building science là sự phối hợp một cách khoa học các cấu kiện của ngôi nhà để đảm bảo sự liên tục của cả bốn yếu tố bảo vệ nêu trên với một lượng tài nguyên vật liệu hợp lý.

Ta sẽ dần dần tìm hiểu kĩ thêm về các yếu tố làm nên một lớp vỏ tốt cho ngôi nhà xứ tuyết ở các bài sau.



Mời các bạn xem thêm các bài viết liên quan